Nhạc số độ phân giải cao DSD không còn xa lạ với dân Audiophile tuy nhiên cách chơi cũng không phải ai cũng nắm rõ ngọn ngành, Vinhstudio sẽ chia sẻ với các bạn yêu âm thanh từng bước cơ bản để thiết lập được 1 hệ thống chơi âm thanh DSD chuyên nghiệp nhất.
Nhạc số độ phân giải cao Hi-Res đang dần chiếm được lòng tin của các Audiophile, các file nhạc số được lưu trên ổ cứng hay trên máy chủ của các nhà kinh doanh nhạc số đã và đang thay thế dần đĩa CD truyền thống. Bản chất của việc lưu trữ dữ liệu âm thanh trên đĩa CD và trên ổ cứng máy tính là hoàn toàn giống nhau vì nó đều là dạng kỹ thuật số (Digital). Phần quan trọng nhất của một đầu CD Player là bộ giải mã âm thanh còn gọi là DAC thì cũng chẳng khác gì một chiếc DAC thông thường khác không có bộ phận mắt đọc đĩa mà nó nhận dữ liệu kỹ thuật số từ nguồn lưu trữ trên ổ cứng.
Chính vì bản chất việc lưu trữ dữ liệu hoàn toàn không khác nhau cho nên cách chơi nhạc lưu trên ổ cứng sẽ tiện lợi và rẻ hơn rất nhiều việc chơi đĩa CD truyền thống. Quan trọng để có chất âm hay, hoặc chất âm theo gu thì ta phải lựa chọn các loại DAC giải mã nguồn dữ liệu theo cái gu đó. Trên thị trường có rất nhiều loại DAC có trang bị các con Chip giải mã khác nhau cũng sẽ cho chất âm khác nhau theo sở thích hoặc theo nhu cầu con chíp đó chơi được những định dạng âm thanh gì.
Nói tóm lại 1 chiếc DAC hay sẽ cho chất âm không khác gì 1 đầu CD hay, quan trọng là nguồn nhạc được lưu trên CD hay trên ổ cứng có phải là nguồn nhạc gốc hay không?
Hôm nay VINHSTUDIO sẽ hướng dẫn quý vị và các bạn từng bước thực hiện việc chơi nhạc số Native DSD (đây là cách chơi nhạc DSD theo phương thức truyền tín hiệu âm thanh gốc không qua các khâu xử lý khác về trực tiếp DAC) sao cho hoàn hảo và tiện lợi nhất.
Khâu chuẩn bị thiết bị và phần mềm chơi nhạc DSD gồm các hạng mục bắt buộc phải có như sau:
1. Một Đầu giải mã DAC, có rất nhiều hãng sản xuất DAC từ rẻ tiền đến cực kỳ đắt tiền, Cambridge Audio là hãng tiên phong trong việc sản xuất các loại DAC có thâm niên khá lâu trên thị trường, các Model từ 19 triêu như Cambridge Audio CXN, hoặc đến 35 triệu như Cambridge Audio Azur 851N, hãng Denon hiện nay tích hợp luôn DAC rời như Model .
2. Tìm Driver USB-DAC cho chiếc DAC mà quý vị đang có trên trang chủ của nhà phân phối của thương hiệu DAC bạn đang sở hữu, thông thường ở mục Support của sản phẩm trên Website chủ của hãng sẽ có bản Driver để quý vị tải về.
3. 1 ổ cứng chuyên để lưu trữ các File nhạc số như DSD, SACD, Lossless dạng WAV, FLAC, APE, AIFF….
4. Mục 2 này sẽ đáp ứng cho các nhu cầu lưu trữ nhiều loại ổ cứng với kho nhạc lớn cần phải có 1 NAS (máy chủ) mục này nếu quý vị có ổ cứng rồi và nhu cầu dữ liệu không nhiều thì có thể bỏ qua, tuy nhiên nếu có 1 chiếc NAS trong nhà thì nó vô cùng tiện lợi vì việc ngồi đâu cũng có thể truy cập lưu trữ hoặc tải dữ liệu nhạc, Video, Ảnh…
5. 1 máy tính xách tay cấu hình có RAM 4GB, hoặc tiện nhất là 1 PC Mini như Minix NEO Z83-4, nguồn máy tính laptop có nhược điểm là có quạt nên có thể gây nhiễu tín hiệu, các loại máy Mini PC không dùng quạt nên khá thích hợp cho việc chơi dữ liệu và không ăn điện nhiều.
6. Dây Cáp USB Type B, dây cáp USB khá quan trọng trong khâu chuyển tín hiệu âm thanh về DAC, có thể dùng cáp USB sử dụng cho máy in tuy nhiên các loại cáp này việc chống nhiễu không tốt như các loại cáp USB sản xuất chuyên để chơi âm thanh.
7. Phần mềm chơi các tập tin âm thanh DSD có Foorbar 2000 hoặc Jriver là 2 phần mềm được nhiều người sử dụng nhất, Jriver có phần chiếm ưu thế hơn ở giao diện đẹp và dễ sử dụng ngoài ra nó có các phần mềm phụ trợ để cài trên máy tính bảng hay điện thoại thông minh để thay thế làm 1 chiếc điều khiển từ xa. Phần mềm Jriver có thể mua (50USD) hoặc tải các bản đã được unlock miễn phí trên Internet.
8. Phần mềm Jremote khi cài trên điện thoại có thể truy cập vào phần mềm Jriver cài trên PC để chọn bài vô cùng tiện lợi với giao diện rất đẹp, ở trên điện thoại dùng hệ điều hành của Apple bắt buộc phải mua trên APP với giá 220 nghìn VNĐ, dùng hệ điều hành Android có thể cài phần mềm Gizmo (miễn phí) hỗ trợ Jriver rất tốt.
9. Modem Wifi băng thông lớn Gibabit có tác dụng truyền tải nhanh hơn khi máy tính truy cập file nhạc dung lượng lớn từ NAS, hay từ các nguồn nhạc khác qua sóng Wifi
Khâu thiết lập và cài phần mềm cho hệ thống nghe nhạc số DSD
Sau khi chuẩn bị đủ các thiết bị như ở trên chúng ta chuẩn bị bắt tay vào việc thiết lập hệ thống. Bài viết này tác giả chỉ giới thiệu cách thiết lập để chơi nhạc DSD theo giao thức trực tiếp có nghĩa là dữ liệu nhạc sẽ được truyền thẳng về DAC không bị can thiệp của máy tính hay các thiết bị phát nhạc khác, cách này có thuật ngữ riêng là Native DSD (Direct Stream Digital), cách chơi thứ 2 đó là chơi DSD qua DoP cách này dữ liệu nhạc đã bị can thiệp và dữ liệu nhạc chuyển về DAC theo dạng PCM.
Mọi thao tác kết nối đã hoàn thành như hình phía trên ta chuẩn bị đến bước cài đặt Driver và phần mềm cho việc chơi các file nhạc Hi-Res như DSD hay các file 192K/24-32bit.
Ở bài viết hướng dẫn này tác giả sẽ sử dụng cổng USB-DAC trên chiếc DAC của hãng Cambridge Audio CXN đây là Model bán chạy nhất trên thị trường đáp ứng nhiều tiêu chí như Musicserver, chơi nhạc qua USB-DAC, chơi file trực tiếp khi cắm ổ cứng vào CXN và Streaming.
Để cổng USB-DAC hoạt động kết nối được với máy tính làm nguồn phát nhạc ta cần phải có phần mềm viết riêng cho cái DAC đó, chính vì vậy trên mỗi Model của DAC ta cần phải tìm Driver trên trang chủ cung cấp thiết bị đó và phần Driver này sẽ cài trước tiên trên máy tính. Các bước cài đặt như sau:
Như mọi phần mềm khác chúng ta cứ next theo chỉ dẫn của phần mềm, sau khi cài đặt xong sẽ có mục hoàn thành lúc đó ta sẽ chuyển sang mục cài phần mềm Jriver trên PC để chơi các file nhạc
Sau bước cài Driver ta tiến hành cài phần mềm Jriver trên máy tính, phần mềm này nếu chúng ta mua bản quyền sẽ được cài phần mềm mới nhất và chắc chắn sẽ an toàn cho hệ thống hơn, ta có thể cài phần mềm đã được phá mã tuy nhiên có thể không được ổn định như phần mềm bỏ tiền, và việc mua cũng góp phần phát triển để hãng họ có đủ kinh phí để cống hiến tiếp các lợi ích chơi nhạc hay hơn nữa.
Để cài đặt và thiết lập phần mềm xin mời vào mục hướng dẫn cài đặt thiết lập Jriver cho PC tại đây
Để cài đặt và thiết lập phần mềm xin mời vào mục hướng dẫn cài đặt thiết lập Jriver cho PC tại đây
Bước tiếp theo ta sẽ cài phần mềm điều khiển Jriver ở PC cho các thiết bị như máy tính bảng, Smart phone….. phần mềm Remote này nếu ta dùng các thiết bị cầm tay chạy hệ điều hành Android có thể cài phần mềm GIZMO miễn phí và giao diện cũng rất đẹp dễ sử dụng, hệ điều hành iOS sẽ phải trả phí cài phần mềm Jremote này mất 220,000 vnđ và ta phải có tài khoản Itunes và thẻ master hay visa để cài phần mềm.
Phần mềm Remote là cực kỳ quan trọng cho việc chơi nhạc vì ta không cần phải thao tác trên máy tính nữa mà chỉ ngồi ở phòng nghe nhạc chọn bài rất tiện và giao diện chọn cực kỳ bắt mắt và hiện đại. Nói đơn giản hơn đó là Jremote sẽ kết nối với phần mềm Jriver trên PC để điều khiển việc chọn các bản nhạc đang được chạy trên PC qua sóng wifi.
Mời quý vị và các bạn xem Video qua các bước kết nối và thiết lập hệ thống với phần mềm Jriver trên PC và Gizmo miễn phí trên máy tính bảng chạy hệ điều hành Android.